Bài viết “Tư duy tích cực” của tác giả Lưu Đình Long và câu hát “Cuộc đời có bao lâu mà hững hờ”. Tôi có một câu hỏi tự đặt cho chính mình rằng: “Tôi có đang hững hờ với cuộc sống của mình không?” Liệu tôi có thể vượt qua mê cung do chính tôi tạo ra từ khoảnh khắc đó không?Những khoảnh khắc gặp phải nỗi buồn bất trắc có khi là dường như rơi xuống vực thẳm.Vậy tôi đã chưa hình thành suy nghĩ tư duy tích cực phải không?
Từ bài viết tôi có thể hiểu tư duy tích cực là cách để mình không hững hờ với mình, tận hưởng những giây phút vui vẻ, hạnh phúc như: mỗi sáng thức dậy sẽ biết mỉm cười chào ông mặt trời biết nghe tiếng chim và vui vẻ. Tư duy tích cực còn thay vì trách người mà mình phải biết tha thứ đặt mình vào họ mà thương họ. Tư duy tích cực còn thay vì đau đớn chật vật trong những nỗi buồn, khó khăn thì mình hãy luôn nghĩ tới những thứ tốt đẹp trong cụộc đời thêm tươi đẹp, cũng nhưng cho những người xung quanh được sống trong hạnh phúc, yêu thương. Trong bài viết tác giả có nói đến “Đức Phật để chỉ cho ta một con đường thương mình, thương người”. Từ đây, tôi có thể hiểu suy nghĩ tư duy tích cực chính là thương mình và thương người.Trước khi thương người thì phải biết thương mình. Thương mình sẽ giúp mình tốt đẹp hơn trong cuộc sống chứ không phải là thỏa mãn những đòi hỏi của bản thân rồi dẫn đến mất kiểm soát và đó không phải là thương mình. Thương người sẽ giúp ta hiểu được giá trị của tình yêu thương từ đó xây dựng cuộc sống đúng nghĩa.
Việc xây dựng tư duy tích cực và lối sống lành mạnh cho chính mình dễ hay khó là phụ thuộc vào từng người. Nhưng việc xây dựng tư duy về lối sống tích cực có thể khó với tôi. Nhưng tôi sẵn sàng thay đổi tư duy tích cực như điều mà tác giả Lưu Đình Long để đề cập đến trong đoạn trích bằng cách, tôi sẽ sống cởi mở hơn, những chuyện vui buồn, trắc trở có thể dễ dàng chia sẻ với mọi người, cũng như biết thương chính mình mà tận hưởng giây phút của tuổi học trò.
Trân trọng
Ban Giáo Dục Vicaris
Bình luận