Vào lúc tan trường, một người mẹ đến đón con gái, gặp tôi và hỏi: “Điều gì khiến anh làm việc với trẻ em, điều gì khiến chúng cứ bám lấy anh vậy”. Tôi chuẩn bị nói câu trả lời quen thuộc của mình, “Bởi vì tôi yêu chúng” thì đột nhiên cô bé kéo váy của mẹ và nói, “Mẹ ơi đi thôi”. Người phụ nữ quay sang con gái và nói với giọng cộc lốc khiển trách cô bé , “Con không thấy mẹ đang nói chuyện với Thầy à, Mẹ đã nói với con bao nhiêu lần là không được ngắt lời mẹ khi người lớn nói chuyện.”
Chính tại thời điểm đó, tôi nhận ra rằng không phải là “tình yêu” khiến chúng tôi có thể làm việc với trẻ, mà đó là SỰ TÔN TRỌNG. Nếu tôi ở vị trí của người mẹ, tôi sẽ trả lời: “Được rồi, con yêu, con đói phải không, Mẹ sẽ nói chuyện với thầy nhanh thôi ” hoặc một cái gì đó tương tự
Tôi sẽ tôn trọng nhu cầu của trẻ. Cũng như tôi muốn người khác tôn trọng nhu cầu của mình!
Bạn có khó chịu nếu một đứa trẻ làm phiền bạn khi bạn đang làm việc, nhưng đồng thời bạn lại cảm thấy hoàn toàn bình thường khi bạn hối thúc đứa trẻ khi chúng đang chơi?
Bạn có thường nghĩ rằng, chúng ta cần phải kiểm soát trẻ em, nhưng lại không thể chấp nhận khi trẻ cố gắng kiểm soát tình huống của chúng?
Ở đâu đó chúng ta đều cho rằng, mình ở trên và trẻ em ở dưới. Đó là lý do tại sao chúng ta nghĩ, trẻ cần phải được kiểm soát, nói, mắng và trừng phạt. Ở đâu đó chúng ta nghĩ rằng, mình vượt trội, mình biết nhiều hơn và do đó cần phải “lèo lái chúng”.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta coi ta và trẻ là ngang bằng nhau? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta đối xử với trẻ một cách tôn trọng, làm việc với trẻ như thể chúng ta ngang hàng? Chúng ta sẽ nhận được gì nếu chúng ta TÔN TRỌNG trẻ?
Đâu đó trong khoảnh khắc ta tôn trọng trẻ, đứa trẻ sẽ cảm thấy được tôn trọng. Một đứa trẻ cảm thấy được tôn trọng, sẽ cởi mở nhiều hơn để lắng nghe, thấu hiểu, làm theo (những điều đúng đắn), hợp tác và làm cho mọi thứ tốt hơn.
Tôn trọng không liên quan gì đến trí thông minh hoặc năng lực hoặc trí tuệ. Tôn trọng đơn giản là xem xét rằng tất cả chúng ta đều ngang nhau. Không có gì nhỏ hơn hoặc lớn hơn.
Bạn hãy tự kiểm tra:
– Bao nhiêu lần mình tham khảo ý kiến của trẻ?
– Bao nhiêu lần mình tôn trọng lựa chọn của trẻ?
– Bao nhiêu lần mình xin phép trẻ?
– Bao nhiêu lần mình đứng ở góc nhìn của trẻ?
– Bao nhiêu lần mình hiểu nhu cầu của trẻ?
Với một mối quan hệ “bình đẳng, chúng ta không chỉ trao cho trẻ sự tôn trọng mà giúp trẻ có tính trách nhiệm, năng lực và sự tháo vát.
Rõ ràng trẻ sẽ suy nghĩ, cảm nhận và hành động tốt hơn. Và chúng ta cũng sẽ tốt hơn!
Ai đó nói rằng nếu bạn dạy trẻ bằng sự sợ hãi, bạn sẽ nhận được rât ít sự tôn trọng nhưng nếu bạn dạy trẻ thông qua sự tôn trọng, bạn sẽ nhận được rất ít sự sợ hãi!
Trích từ chia sẻ của Thầy Ratnesh Mathur – Aarohi life education
Bình luận