Chúng tôi, những thành viên của DNXH Vicaris vừa từ Đăk Lăk trở về ngày 18/8 vừa qua! Nhưng có lẽ mỗi thành viên chúng tôi vẫn còn sống với những dư âm của những ngày còn ở đó, bởi nó quá ấn tượng và sâu đậm đối với chúng tôi, từ con người cho tới khí hậu đều đón tiếp chúng tôi một cách đặc biệt.
Tranh thủ 2 ngày nghỉ cuối tuần, chúng tôi đã vượt hơn 300km từ Sài Sòn tìm đến núi rừng Tây Nguyên nơi có một ngôi làng rất ấm cúng, được mọi người gọi với cái tên trìu mến ” Làng Rau Cười – Buôn Hạnh Phúc “ đến nơi đó bạn sẽ cảm nhận được trọn vẹn những cái yêu thương.
Vừa đặt chân đến ngôi nhà lưu trú sắc tộc Terexa nhỏ bé nằm trong lòng thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk. Nơi nuôi dưỡng hơn 200 trẻ em nghèo người đồng bào dân tộc thiểu số đến từ nhiều buôn làng khác nhau. Chúng tôi thật sự rất bất ngờ và xúc động khi nhìn thấy những Ma Sour tuổi đã ngoài 60 cùng với những đứa trẻ chào đón chúng rất nồng nhiệt.
Hai ngày tại Lưu trú chúng tôi được biết, được nghe, được cảm nhận và trải nghiệm rất nhiều điều mới mẻ và lạ lẫm không như những chuyên đi khác, bởi đây cũng chính là chuyến đi đầu tiên của chúng tôi trên mảnh đây Tây Nguyên đầy nắng, đầy gió này.
Đón một buổi sáng dịu dàng, không khí trong lành, se se lạnh dọc những con dốc dẫn chúng tôi tới làng của một số đồng bào dân tộc Ê đê, hai bên là những ngôi nhà sàn đẹp mắt, độc lạ, cùng với rất nhiều cây cối với đủ size lớn nhỏ. Chúng tôi, những thành viên trong đoàn thốt lên “ trời ơi, đẹp quá” không biết bao nhiêu lần. Song, chúng tôi được dẫn đi thăm vườn trái cây, vườn rau, được học cách trồng rau hữu cơ hoàn toàn không sử dụng hóa chất, đảm bảo chất lượng theo công nghệ Nhật Bản. Buổi tối chúng tôi may mắn được thưởng thức những tiết mục cồng chiêng Tây nguyên, với những bài hát miền núi mạnh mẽ, chất phác, các thành viên Vicaris giao lưu với các em tại nơi đây thật ấm cúng.
Chưa hết đâu nhé! Đặc biệt, món cơm Lam và thịt rừng nướng ống tre đã làm chúng tôi mê mẫn, từ lúc chặt tre để nấu thịt, nấu cơm! Trong bàn ăn, các Sour chỉ chúng tôi bí quyết, cách làm nên hai món ăn truyền thống đặc biệt này, để khi trở về Sài Gòn chúng tôi vẫn có thể tự chế biến chúng được.
Nhân chuyến đi lần này chúng tôi đã mang theo một món quà gồm 10 bộ máy vi tính để trao tặng cho trẻ em tại “ Làng Rau Cười – Buôn Hạnh Phúc” giúp phổ cập tin học cho các em học sinh cấp 2-3 trong năm học mới, tại thời điểm bắt đầu năm học mới 2019-2020 trong dự án: ” ƯƠM MẦM TRI THỨC ” Chương trình phổ cập tin học dành cho học sinh nghèo đồng bào dân tộc Tây Nguyên.
Chúng tôi rất vui mừng và vô cùng hạnh phúc khi nhìn thấy sự háo hức, chăm chú lắng nghe để tiếp thu những kiến thức mới, với tinh thần ham học hỏi của các em, đã làm cho chúng tôi quên đi sự mệt mỏi ( do phải ngồi xe liên tục hơn 8 giờ đồng hồ ) các em đã tiếp thêm cho chúng tôi một nguồn năng lượng mới, để chuẩn bị cho những chuyến hành trình “Trao Tặng Tri Thức” tiếp theo.
Vicaris cảm ơn #Rau_Cười đã làm cầu nối yêu thương cùng với Doanh nghiệp xã hội #Vicaris được đóng góp, được cho đi, được lan toả những giá trị tốt đẹp. Cùng chung tay trao đi những giá trị sống.
Cảm ơn các Doanh nghiệp, Tổ chức, các cá nhân đã đồng hành cùng chúng tôi trong Dự án ” ƯƠM MẦM TRI TRỨC ” mang lại tương lai tươi sáng cho trẻ em nghèo vùng xâu vùng xa!
Vicaris chúng tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới các Sour tại nhà Lưu trú sắc tộc TêRêXa, cảm ơn công ty Luật A&O – Đơn vị tài trợ. Công ty Rau Cười Việt Nhật – Đơn vị đồng hành và phát triển dự án.
Cảm ơn Mr.Quang Nguyen đã hỗ kỹ thuật và lắp đặt phòng máy.
Cảm ơn sự hỗ trợ của bạn Tun Tun cùng gia đình.
Sau cùng xin cảm ơn tất cả anh chị em thành viên #Vicaris đã dành khoảng thời gian quý báo của mình trong 2 ngày qua để tham gia hỗ trợ và góp phần mang lại sự thành công tốt đẹp cho dự án này.
Mong rằng với món quà từ những trái tim #yêu_thương, các em học sinh tại Làng được học tập, rèn luyện, trang bị những kiến thức về tin học, công nghệ, được giáo dục tri thức, ươm mầm và chấp cánh cho những ước mơ của trẻ em nghèo, xây dựng giá trị sống là giáo dục về làm người.
“ CÙNG VICARIS NUÔI DƯỠNG ƯỚC MƠ TƯƠNG LAI TRẺ EM VIỆT”
Bình luận